Tổng quan về thuế tại Singapore cần biết

918

Hệ thống thuế của Singapore là lý do tiêu biểu khiến Quốc đảo Sư tử trở thành một trong những môi trường thu hút nhất để hoạt động kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh mức thuế hấp dẫn, chính phủ Singapore còn ban hành nhiều chương trình miễn thuế cũng như những chính sách ưu đãi thuế cho nhiều lĩnh vực và ngành nghề.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Singapore, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở nguồn thu nhập. Cụ thể, một công ty chỉ chịu thuế đối với các loại thu nhập: Phát sinh trong vùng lãnh thổ Singapore, hoặc Chuyển đến Singapore từ nước ngoài.

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Singapore liên tục được chính phủ điều chỉnh giảm trong nhiều năm và ấn định tại mức 17% ở hiện tại. Mức thuế tương đối thấp này là một trong các lý do thu hút số lượng đầu tư lớn từ nước ngoài.

Ngoài ra, Singapore áp dụng hệ thống thuế doanh nghiệp một cấp (single-tier). Lợi nhuận của một công ty sẽ chỉ bị đánh thuế một lần, và lợi tức được trả bởi một công ty thường trú tại Singapore đến các cổ đông sẽ không bị đánh thuế lần nữa. Điều này nghĩa là thuế thu nhập từ cổ tức tại Singapore bằng 0. Không những vậy, Singapore cũng loại bỏ hoàn toàn thuế trên thặng dư vốn (capital gain tax).

2. Thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân có thu nhập bắt nguồn từ Singapore sẽ đều phải chịu thuế tại nước này. Thuế thu nhập cá nhân sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng cư trú cho mục đích thuế của cá nhân đó.

Thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng cư trú cho mục đích thuế (tax resident)

Các đối tượng sau đây được xem là cư trú tại Singapore cho mục đích thuế:

  • Công dân Singapore (citizens)
  • Thường trú nhân Singapore (permanent residents)
  • Bất kỳ người nước ngoài nào có mặt tại Singapore không dưới 183 ngày ngay trước năm đánh giá (YA)

Tại Singapore, thuế thu nhập cá nhân áp dụng mô hình lũy tiến từ mức 0% đến mức 22% dựa trên các mức thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng không cư trú cho mục đích thuế (non-tax resident)

Một cá nhân không được xem là đối tượng cư trú cho mục đích thuế nếu hiện diện ít hơn 183 ngày tại Singapore. Mức thuế áp dụng như sau:

Với các cá nhân là giám đốc, người biểu diễn giải trí và chuyên gia, mức thuế áp dụng sẽ từ 15% đến 22% tùy trường hợp. Một cá nhân cũng có thể sử dụng hợp lý các khoản khấu trừ cho phép (quyên góp hoặc các khoản chi phí liên quan đến công việc) để giảm thiểu khoản thuế cần phải đóng.

3. Thuế hàng hóa và dịch vụ

Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax – GST), hay còn biết đến là Thuế giá trị gia tăng (VAT) ở một số quốc gia khác, là thuế tiêu thụ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu (được thu bởi Cục hải quan), và áp dụng lên gần như tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ tại Singapore. Hiện tại, mức thuế GST đang ở mức 7% và dự đoán sẽ lên 9% trong vài năm tới.

Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hóa và dịch vụ được miễn trừ GST như sau:

Yêu cầu đăng ký GST

Sẽ có hai trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thuế GST khi doanh thu chịu thuế vượt quá mức 1 triệu đô tại thời điểm cuối năm, hoặc bất kì thời điểm nào doanh nghiệp dự kiến doanh thu sẽ vượt quá 1 triệu đô trong 12 tháng tới.
  • Doanh nghiệp vẫn có thể tự nguyện đăng ký thuế GST khi doanh thu chịu thuế từ 1 triệu đô trở xuống.

4. Thuế bất động sản

Thuế bất động sản là thuế áp dụng lên quyền sở hữu bất động sản cho dù bất động sản đó được cư trú bởi chính chủ sở hữu, được cho thuê hay bỏ trống. Thuế bất động sản khác với thuế thu nhập từ việc cho thuê bất động sản tại Singapore, được tính như sau:

[Thuế BĐS = Giá trị hàng năm (1) x Mức thuế (2)]

Trong đó:

  • Giá trị hàng năm (Annual Value – AV) của một bất động sản là giá thuê ước tính trong trường hợp bất động sản đó được cho thuê, trừ đi chi phí nội thất và các phí duy trì khác. Giá trị này được tính dựa trên giá thuê của những mô hình bất động sản tương tự trên thị trường.
  • Có ba loại bất động sản với các mức thuế tương đương theo từng loại:

5. Thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu hay thuế khấu trừ tại nguồn (Withholding tax) là phần trăm giữ lại để đóng thuế cho chính phủ Singapore từ các khoản thanh toán có nguồn gốc từ Singapore cho các cá nhân và doanh nghiệp không phải là đối tượng cư trú tại đây.

Cá nhân không phải là đối tượng cư trú (hiện diện ít hơn 183 ngày tại Singapore) được chia thành 3 nhóm với mức thuế thầu áp dụng như sau:

Một số khoản thanh toán phổ biến nhất cho các công ty không phải là đối tượng cư trú (có hoạt động quản lý và kiểm soát được thực hiện chủ yếu bên ngoài Singapore):

6. Các chính sách ưu đãi thuế

Bên cạnh mức thuế hấp dẫn 17% áp dụng chung cho toàn bộ các công ty kinh doanh tại Singapore, nhiều cơ quan chính phủ của Quốc đảo sư tử đã ban hành nhiều chương trình và chính sách đem lại các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Sau đây là một số ví dụ về các chương trình ưu đãi cho một số lĩnh vực tại Singapore:

7. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Singapore hiện đã ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với hơn 80 quốc gia trên thế giới. Mục đích chính của hiệp định là loại bỏ việc một nguồn thu nhập bị đánh thuế hai lần khi chuyển từ nước này sang nước khác. Bên cạnh đó, các hiệp định DTA này cũng quy định những mức thuế ưu đãi đối với một số loại thu nhập, điều này đem lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp thường trú tại Singapore và quốc gia ký kết.

Việt Nam cũng nằm trong mạng lưới DTA của Singapore. Với mục đích thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương của 2 quốc gia, Việt Nam và Singapore đã chính thức ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào năm 1994.