Tết truyền thống của Singapore diễn ra cùng thời điểm với tết cổ truyền của Việt Nam. Hơn 1/2 người dân Singapore là người Trung Quốc vì thế mà ngày tết cổ truyền tương đối giống với Trung Quốc và Việt Nam.
Tết truyền thống của Singapore
Singapore ăn tết âm hay dương? giống như Việt Nam, tết của Singapore được tính theo âm lịch. Người dân Singapore rất coi trọng Tết cổ truyền, nó được xem là ngày lễ quan trọng nhất của trong năm của người dân Singapore.
Lịch nghỉ tết Singapore chỉ có 2 ngày nhưng người dân Singapore ăn mừng Tết khoảng nữa tháng, không hề giống với Tết của người Việt. Nếu như Việt Nam trưng mâm ngũ quả thì người Singapore chỉ trưng quýt trên bàn thờ tổ tiên mà thôi. Theo quan niệm của người Sinagpore quýt tượng trưng cho phú quý, thường được biếu, tặng trong ngày tết, lì xì đầu năm.
Tết cổ truyền Singapore là dịp sum họp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bữa cơm tất niên. Theo quan niệm “giàu 3 ngày Tết” tức là bữa ăn này phải làm thật nhiều, để thừa thì mới được. Tuy nhiên hiện này phong tục đó đã dần bị thay thế bởi các nhà hàng, vì không ai đủ sức làm bữa ăn dư thừa như thế. Sau bữa ăn trẻ em sẽ nhận được lì xì, và điều đặc biệt ở đây là những ai chưa lập gia đình đều là trẻ em hết cho dù bạn có 40,50 tuổi.
Người dân Singapore vốn coi trọng công việc nên ngày tết của người Singapore chỉ diễn ra trong 2 ngày, mùng 1,2 tháng giêng. Mừng 1 dành cho cha mẹ, người thân, mùng 2 dành cho phụ nữ đã có chồng về thăm cha mẹ ruột.
Các lễ hội đặc sắc
Những con phố được trang trí lồng đèn đỏ, những bản nhạc đón mừng năm mới vang lên khắp mọi nơi, mọi người hối hả mua sắm chuẩn bị cho năm mới,…là những điều bạn sẽ thấy khi trải nghiệm du lịch đón Tết ở Singapore.
Ngày Tết của Singapore diễn ra với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Trước khi chính thức đến Tết Âm lịch cổ truyền từ 15 – 2- ngày sẽ diễn ra lễ hội Hoa Đăng, nhộn nhịp nhất là Chinatown. Trên khắp đường phố sẽ trưng bày các hình ảnh tượng trưng của con vật trong năm đó. Tết ở âm lịch Singapore thường kéo dài khoảng 15 ngày với nhiều hoạt động sôi động.
Tiếp là lễ hội Singapore River Hongbao được tổ chức tại công viên Esplanade, với nhiều hoạt động giải trí, cùng với đó là màn bắn pháo hoa rực rỡ tại vịnh Marina.
Lễ hội đường phố Chingay diễn ra vào thứ bảy đầu tiên của năm mới tại vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng.
Sau ngày rằm tháng Riêng các gia đình người Singapore lại tụ họp ăn bữa cơm gia đình lần nữa, cả nước kết thúc ngày Tết truyền thống của Singapore bằng sự kiện tắt đèn, tháo các công trình trang trí, bắt đầu một năm mới với công việc chính của mỗi người.
Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán Singapore
Nếu du lịch Singapore trong dịp Tết Nguyên Đán bạn sẽ có dịp thưởng thức các món ẩm thực truyền thống, nổi tiếng nơi đây. Trong quan niệm của người Singapore các nguyên liệu khải xuân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các món được làm từ hạt sen rất được ưa chuộng vì người dân cho rằng hạt sen như của cải 1 năm trong nhà. Bánh nếp gà bọc hạt sen tượng trưng cho trời đất, sự liên kết gia đình. Các loại bánh có nhân thịt và rau cùng tương tự.
Món không thể thiếu trong mối dịp Tết truyền thống Singapore nữa là Yumcha được làm thành nhiều món dimsum khác nhau như: sủi cảo, bánh cuốn, bánh bao, bánh ngọt, chân gà trưng và cháo, các loại thịt viên. Gỏi Yusheng cũng là món ăn truyền thống, nó còn được gọi là gỏi thịnh vượng, tượng trưng cho sự thăng hoa, phú quý, trường tồn. Trong ngày đầu năm tất cả các buổi tiệc đều chuẩn bị món gỏi này tiếp khách. Gồm có 7 nguyên liệu chính: cá hồi, khoai môn bào, các loại rau, đủ đủ,…ăn kèm nước sốt và gia vị mang ý nghĩa may mắn cho năm mới.